Trung
đoàn 112 thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 10 được thành lập tháng 03-1946 tại
vùng núi Thổ Sơn (Tuyên Quang) với lực lượng gồm 3 tiểu đoàn 502, 508,
420. Đây là một trong những trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Sau
chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Trung đoàn 112 hợp nhất với Trung
đoàn 87 thành trung đoàn mới với phiên hiệu là Trung đoàn 87 và vinh dự
được Bác Hồ và Trung ương Đảng tặng danh hiệu truyền thống “Trung đoàn
Sông Lô”.
Ngày
02-09-1948, tại khu rừng Kim Lăng (Phú Thọ), Trung đoàn Sông Lô kỷ niệm
2 năm ngày chiến thắng Sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc và đón nhận
quyết định tổ chức thành lập trung đoàn mạnh trực thuộc Bổ Tổng tư lệnh
với phiên hiệu mới là “Trung đoàn 209”, làm nòng cốt chuẩn bị thành lập
một đại đoàn mới. Từ đây, ngày 02 tháng 09 hàng năm được xác định là
ngày truyền thống vẻ vang của Trung đoàn 209.
Trung
đoàn 209 đã chiến đấu trên nhiều chiến trường, từ Việt Bắc, Tây Bắc,
trung du, Trị Thiên, miền Đông Nam Bộ, chiến trường nước bạn Lào… với
nhiều chiến công hiển hách. Nhiều cán bộ Trung đoàn 209 đã trở thành
những tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, Trung đoàn bộ binh 209 là đơn vị chủ lực của Sư đoàn 312 thuộc Quân đoàn 1.
Tháng
07-1948, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được điều về làm Chính ủy - Bí thư
Đảng ủy Trung đoàn Sông Lô - Trung đoàn 87 (đơn vị tiền thân của Trung
đoàn 209) cho đến khi ông Nam tiến lần thứ nhất vào tháng 09-1949. Khi
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện được điều về làm Chính ủy - Bí thư Đảng ủy
Trung đoàn Sông Lô, Trung đoàn trưởng thời kỳ này là Đại tá Bế Sơn
Cương. Một thời gian ngắn sau đó, Thượng tướng Vũ Lập được điều về làm
Trung đoàn trưởng thay Đại tá Bế Sơn Cương đi nhận nhiệm vụ mới.
Sư
đoàn 312 đã gửi tặng Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện quyển
sách “Lịch sử Trung đoàn bộ binh 209, Sư đoàn 312 (1947 - 2007)” do Đảng
ủy, Chỉ huy Trung đoàn 209 chỉ đạo và tổ chức biên soạn (Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007).
Ở trang 25 của quyển sách có đoạn ghi: “Theo phương hướng đó, Trung đoàn gấp rút chấn chỉnh biên chế, bổ sung trang bị. Đồng chí Hoàng Thế Thiện được cử làm Chính trị viên Trung đoàn. Một thời gian sau đồng chí Bế Sơn Cương đi nhận nhiệm vụ mới của Liên khu, đồng chí Vũ Lập về làm Trung đoàn trưởng.”
Rất
tiếc là do khâu sưu tầm thông tin và hình ảnh chưa hoàn chỉnh nên quyển
sách chưa có ảnh chân dung Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện và chưa ghi tên
ông vào danh sách các tướng lĩnh tham gia xây dựng và chiến đấu ở Trung
đoàn 209.
Trang web hoangthethien.net xin trân trọng giới thiệu một số trang trong quyển sách có nói đến Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Trung đoàn trưởng và Chính ủy Trung đoàn Sông Lô: Bế Sơn Cương và Hoàng Thế Thiện (*), Việt Bắc, 1948. |